Dinh Cậu Phú Quốc (Miếu thờ Long Vương)

Dinh Cậu Phú Quốc (Miếu thờ Long Vương) mang vẻ đẹp dịu dàng ký bí, ẩn chứa sự linh thiêng huyền bí qua những câu chuyện xa xưa. Đây cũng là địa điểm được mệnh danh nơi ngắm hoàng hôn tuyệt đỉnh của Phú Quốc.

Địa điểm trên Google map: Khu phố 2, thị trấn Dương Đông, huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Giờ mở cửa: cả ngày Vé vào cổng: miễn phí

Chuyện kể rằng người dân Phú Quốc hàng 100 năm trước đã sống bằng nghề chài lưới, nhiều ngư dân ra khơi gặp sóng dữ đã mãi mãi không về. Đột nhiên một mõm đá dần dần nổi lên nơi cửa biển, người dân cho rằng đây là điềm tốt nên đến đây thờ cúng và quả nhiên chuyến đi gặp được sóng êm biển lặng. Tin lành đồn xa, dần dần hình thành nên tục thờ cúng tại mỏm đá này và đặt tên là DINH CẬU.

Dinh Cậu còn có tên gọi là Miếu thờ Long Vương. Miếu thờ này được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, kỳ thú được tạo nên từ ghềnh đá và biển, liên quan với đạo thờ Mẫu. Điều này chứng tỏ từ khi mở đất người Việt đã đặt chân lên Phú Quốc và đặt nền móng cho văn hóa Việt bén rễ ở vùng đảo xa này.

Dinh Cậu liên quan mật thiết với tục thờ Bà Cậu, tức tục thờ Bà Thủy và Cậu Tai, con trai út cưng của bà. Nếu ở miền Quảng Nam- Đà Nẵng có tục thờ “Cậu Tài”( tài vật, tài sản…), thì trong tiến trình “Nam tiến” khai hoang người ta gọi chệch đi là “Cậu Tai”(tai hoạ, tai nạn…), một đối tượng khách quan mà mình chưa nhận thức hết, chưa chinh phục được. Từ chữ “Tài” đến chữ “Tai”, cho thấy bước phát triển mới về chủ nghĩa duy vật mộc mạc trong tư duy của nhân dân lao động khai hoang xưa.

Theo người xưa kể lại thì Dinh Cậu được xây dựng từ giữa thế kỷ 17, khi có cư dân vùng Thuận Quảng theo dòng Nam tiến tới đảo lập nghiệp. Dinh Cậu được trùng tu lần đầu (thay vách gỗ bằng tường đá, vôi) vào ngày 14/7/1937. (Theo báo Thanh Niên)

Năm 2012, Dinh Cậu được Sở VH-TT-DL tỉnh Kiên Giang chính thức công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.

Từ bãi biển chúng ta di chuyển lên đường dẫn làm bằng bê tông mới được trung tu để lên Dinh Cậu. Hiện tại là đường dẫn nhưng khi xưa là cầu, Bởi vì vào khoảng năm 1920, Dinh Cậu nằm ở trên một mỏm đá tách biệt với phần đất đảo bên trong. Khi đó, ông Ngô Minh Chiêu, Quận trưởng Phú Quốc lúc bấy giờ đã cho dựng một cây cầu nhỏ bằng gỗ để người dân tiện vào dinh cúng viếng. Đến những năm thập niên 60, một nhóm người là tín đồ của Dinh đã sửa sang lại cây cầu này và có đắp một bảng bằng xi măng và khắc 2 chữ “Ngô Kiều” để tưởng nhớ đến ông. Ngô là họ ông Ngô Minh Chiêu, Kiều nghĩa là cầu.

Khi đi hết đường dẫn thì bên tay phải của quý khách là Miếu Thổ Thần. Tiếp tục di chuyển qua 29 bậc đá là lên đến Dinh Cậu.  Uy nghi trên nóc dinh là hình ảnh “lưỡng long tranh châu”. Bên trong chánh điện thờ Chúa Ngọc nương nương và tượng thờ hai “Cậu” – những cao nhân bảo vệ ngư dân vùng biển đảo. Đứng trên Miếu Dinh Cậu đưa mắt xa nhìn bao quát được cả chợ Dương Đông.

Sân được láng bằng xi măng có đặt bàn thờ Ông Thiên. Bên hành lang di tích là hàng cột đúc bằng xi măng với những câu liễn đắp nổi bằng chữ Hán như:

 Tọa đại thạch đầu quy danh hiển

Vạn cổ anh linh thông tứ hải

Chấn phong bình lượng bảo lương dân

Phong điếu vũ thuận dân an lạc

Dinh Cậu luôn sừng sững, hiên ngang trước sóng to gió lớn nhưng lại trở nên huyền diệu, lung linh.

Trước mỗi chuyến ra khơi hay vào dịp lễ tết, người dân đảo lại đến thắp nhang cầu mong cho những chuyến đi biển được bình an. Hàng năm vào ngày 15, 16-10 âm lịch, nhân dân mở hội lớn, có rất đông người tham dự.

Lễ hội Dinh Cậu Phú Quốc là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc ấn tượng nhất huyện đảo Phú Quốc. Lễ hội được tổ chức nhằm cầu mưa thuận gió hòa, ngư dân đi biển được mùa tôm cá bội thu. Nếu bạn đến Phú Quốc vào thời gian này thì đừng bỏ qua cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng và hòa vào không khí lễ hội nhé!

Sẽ là một thiếu sót vô cùng lớn nếu đã đến Dinh Cậu Phú Quốc mà bạn không check-in cùng hoàng hôn. Nơi đây đươc mệnh danh là địa điểm có cảnh hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam.

Khung cảnh hoàng hôn nơi đây sẽ thật sự làm bạn bị choáng ngợp bởi cảnh trời và biển cùng hòa vào nhau huyền bí, lãng mạn. Sau khi tham quan chiêm bái miếu thờ xong, vào khoảng 4 đến 5 giờ chiều, bạn có thể chọn cho mình một chỗ ngồi lý tưởng ở khu vực bên dưới chân mỏm đá để ngắm nhìn khung cảnh ngoạn mục nhất trong ngày.

Nơi thờ thần bảo hộ và che chở cho ngư dân Phú Quốc

Dinh Cậu Phú Quốc có hình dáng tựa như một chiếc thuyền neo đậu bên cạnh ngọn hải đăng

Trước mặt dinh là một chiếc thuyền – biểu tượng của nghề đánh bắt sản vật biển

Ngôi miếu thờ thần Long Vương đã trên 100 tuổi

Tượng thờ Hai Cậu bên trong miếu

Ai Ai cũng tìm cho mình một chỗ ngồi thích hợp để đón hoàng hôn

Ngoài việc chiêm bái, tham quan và ngắm hoàng hôn, Dinh Cậu Phú Quốc còn sở hữu một cảnh đẹp ấn tượng và nổi tiếng. Đừng ngạc nhiên khi bạn sẽ thấy rất nhiều người đến đây chỉ để chụp hình , đặc biệt là hình cưới.

Nơi chụp hình được săn lùng bậc nhất ở Phú Quốc

Chiếc cầu dẫn ra cảng

Đừng bỏ lỡ bất kỳ một khung cảnh nào ở Dinh Cậu

Thậm chí chỉ cần tạo dáng đơn giản bên dưới bậc thang dẫn lên miếu thôi cũng đủ cho bạn một shoot hình để đời rồi

Lễ rước kiệu – phần đặc sắc của lễ hội Dinh Cậu Phú Quốc

Đến tham quan Dinh Cậu Phú Quốc, ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp và check-in cùng hoàng hôn, bạn còn có cơ hội được thưởng thức những món ăn vặt tại đây vào buổi tối

Nhiều hàng quán được bày bán ở khu vực xung quanh Dinh Cậu Phú Quốc

 

Dinh Cậu Phú Quốc là công trình kiến trúc cổ độc đáo, sừng sững hiên ngang trước sóng to gió lớn trên một ghềnh đá vươn ra biển, mái ngói vương màu rêu phong nên Dinh Cậu còn được xem như là một biểu tượng văn hóa và tinh thần của người dân huyện đảo Phú Quốc.

Các tour nổi bật