Dương Tơ, Phú Quốc, Kiên Giang, Thành phố Phú Quốc, Kiên Giang (Xem bản đồ)
Chùa Sư Muôn hay Am Sư Muôn thuộc xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc. Chùa có tên chữ Hán là hùng Long Tự, là một địa điểm du lịch cũng như địa điểm văn hóa tín ngưỡng địa phương ở huyện đảo Phú Quốc. Ngôi chùa ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ lâu đời, lưng tựa núi, mặt hướng biển với khuôn viên vô cùng thanh thịnh chắc chắn sẽ mang tới cho du khách những giây phút yên bình khi ghé thăm.
1. Đôi nét về Chùa Sư Muôn
Chùa Sư Muôn được xây dựng vào khoảng năm 1931 do Thiền sư Giai Minh (Thế danh Nguyễn Kinh Môn) sáng lập. Chùa tọa lạc tại ấp Suối Đá, xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, chùa có lưng tựa núi, mặt hướng ra biển cách Khu Du lịch Suối Tranh 6km về phía Tây và cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 6km về phía Đông trên tỉnh lộ 47. Giống như Dinh Cậu Phú Quốc hay chùa Hộ Quốc, ngôi chùa Sư Môn cũng là địa điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng quen thuộc của đông đảo người dân bản địa nơi đây.
Chùa ban đầu được xây dựng đơn sơ bằng cây lá, nền đất tại ấp Suối Đá hiện nay. Tên hiệu chùa Hùng Long do vị trụ trì đầu tiên Thiền sư Giai Minh đặt. Đến nay, không ai rõ thế danh và hành trạng của Thiền sư Giai Minh, chỉ biết rằng Ngài hành đạo tại chùa đến năm 1945, vì chùa bị giặc Pháp đốt trong cuộc kháng chiến chống Pháp nên Ngài cùng chư tăng về lánh nạn tại Tồ đình chùa Long Vân (Bình Thạnh, TP.HCM) và viên tịch tại đây vào năm 1955.
Sau Hiệp định Genève 1954, tình hình chiến sự tạm lắng, lúc bấy giờ Thiền sư Minh Thành là Trụ trì nhị Tổ đình chùa Long Vân đã cử Thầy Minh Úc làm đại diện về Phú Quốc xây dựng lại chùa Hùng Long. Sau này, Thiền sư Minh Thành được suy tôn làm Phó Tăng thống Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam. Đến năm 1974, Thiền sư Minh Thành viên tịch. Kế thừa trụ trì là Ni sư Thích Nữ Diệu Thiền (thế danh Diệp Thị Hoa) từng có thời gian tu học tại chùa Hùng Long. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chùa Hùng Long là cơ sở bí mật, là nơi cung cấp thuốc men, tiếp tế lương thực, làm giao liên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Phú Quốc.
Năm 1999, do Ni sư Diệu Thiền tuổi đã cao nên đã làm chúc ngôn giao quyền kế thừa trụ trì sau này cho người trong tông môn là Thượng tọa Thích Thiện Thông (thế danh Phan Văn Thôn) hiện đang là trụ trì chùa Long Tuyền (Đồng Nai). Cùng năm, Thượng tọa Thiện Thông đã cho khởi công đại trùng tu chùa Hùng Long, công trình này hoàn thành trong 2 năm.
Chùa Sư Muôn được xây dựng theo lối kiến trúc dân gian. Chùa nằm trên triền núi, xung quanh cây cối xanh tốt, tạo cho du khách cảm giác thư thái. Dưới chân núi là cổng Tam quan. Từ cổng đến chùa khoảng 800m. Từ đây nhìn xuôi triền núi theo hướng Tây Bắc của đảo là thảm cỏ tranh xanh mướt, những vườn tiêu thắng tắp vuông vức nổi lên giữa nền xanh đậm của vườn cổ thụ, những mái nhà ẩn hiện dưới bóng khói, bóng mây. Chánh điện được xây dựng theo lối kiến trúc dân gian truyền thống. Chánh điện dựng trên nền đá cao 3m, bên trong bày trí đơn giản với tượng Phật tổ và các vị Bồ tát.
Cao cao phía trái ngôi chánh điện là di tích chùa tổ. Do bom đạn chiến tranh, chùa tổ đã không còn. Giờ đây, ngay trên nền chùa cũ đã được xây dựng lại kiến trúc mới, nhưng du khách vẫn có thể dễ dàng cảm nhận được chuyện xưa. Bởi không xa đó là ngôi nhà tưởng niệm với bia đá ghi lại câu chuyện về vị tổ khai sơn: Thiền sư Gia Minh, cùng những bài kệ đầy tính thâm sâu của triết lý nhà Phật…
2 Di chuyển tới Chùa Sư Muôn
Để di chuyển tới địa chỉ chùa Sư Muôn Phú Quốc, từ trung tâm thị trấn Dương Đông, du khách cần đi theo men con đường Dương Đông – Hàm Ninh về phía Tây khoảng 5km, sau đó rẽ phải là tới chùa.
3. Những trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Chùa Sư Muôn Phú Quốc
3.1 Vãn cảnh chùa Sư Môn
Chiêm bái ngôi chùa Sư Môn, dạo bước trong khuôn viên chùa, hướng mắt nhìn ra biển, du khách sẽ cảm nhận được thanh bình, an yên. Cảnh quan ngôi chùa có khá rất nhiều cây xanh càng khiến cho bầu không khí thêm trong lành, thoáng mát.
Ảnh: Sưu tầm Internet
Chánh điện của chùa mang đậm nét kiến trúc truyền thống nơi biển đảo với nền đá cao 3m bên trong bày trí đơn giản, thờ tượng Phật tổ và các vị Bồ tát. Phía trước chánh điện có bức tượng Phật Quan Âm tọa lạc trên tòa sen, hai bên có hai khối đá tự nhiên mang hình dáng rồng chầu, hổ phục. Từ vị trí này, nhìn ra xa theo hướng Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một thảm cỏ xanh mướt, những vườn tiêu thẳng tắp hay những mái nhà ẩn hiện mập mờ dưới bóng mây huyền ảo.
Phía sau chính điện chùa Sư Môn là những hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cành cây vươn rộng, ngả bóng mát ôm trọn khuôn viên chùa. Gần đó là tiếng suối róc rách, tiếng chim hót, gió thổi nhè nhẹ càng khiến chốn tâm linh này càng thêm linh thiêng, mỗi du khách ghé thăm đều cảm nhận được những âm thanh nhẹ nhàng, xao xuyến.
3.2 Ngắm nhìn cây Kơ-nia có tuổi thọ hơn 200 năm
Đến Hùng Long Tự chùa Sư Môn Phú Quốc, bên cạnh khoảng thời gian tĩnh tâm, chiêm bái dâng lễ chùa. Du khách cũng có thể di chuyển về phía sau chính điện và ngắm nhìn cây Kơ-nia hơn 200 năm tuổi có cành lá xum xuê, vươn tỏa ngả bóng cả một vùng. Ở gốc cây là bức tượng Phật Thích Ca ngồi tĩnh tâm nở nụ cười mãn nguyện. Đặc biệt, cách đó không xa về hướng Tây là một khu rừng sim bạt ngàn, nơi đây chính là nơi tọa lạc của bảo tháp – nơi thờ các vị tiền bối của chùa.
Chùa Sư Môn Phú Quốc với nét đẹp yên bình đầy linh thiêng thực sự là điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Phú Quốc. Để góp phần tạo nên một chuyến du lịch tuyệt vời cho bạn khi lựa chọn đến với đảo ngọc,